Kinh doanh quần áo – tưởng dễ dàng mà rất nhiều người đã phải đầu hàng. Tiền bỏ ra, doanh thu không kiếm lại được, hoặc doanh thu có nhưng chẳng bù đắp được chi phí. Một khảo sát cho thấy, có đến 12% doanh thu bị mất đi do thất thoát hàng hóa gây nên. Những chủ shop tinh ý có thể nhận ra việc mất hàng do thường xuyên kiểm tra số lượng hàng hóa. Nhưng rất nhiều shop bán hàng mất hàng mà không biết bởi không thường xuyên kiểm soát số lượng, hoặc số hàng tồn quá lớn không kiểm soát nổi bởi mất nhiều thời gian.
Vậy nguyên nhân gây thất thoát hàng hóa, hậu quả và cách khác phục ra sao, hãy cùng xem bài viết dưới đây nhé!
1. Những nguyên nhân gây thất thoát hàng hóa?
Các chuyên gia quản lý bán lẻ trên toàn thế giới đã chỉ ra 4 nhóm nguyên nhân thất thoát hàng hóa với tỷ lệ như sau:
- Do các quy trình quản lý kiểm kê, nhập hàng, xuất hàng, chuyển hàng từ kho lên kệ trưng bày: 27%.
- Sai sót trong quá trình làm việc với nhà cung cấp do lỗi của nhân viên đặt hàng, nhân viên nhận hàng và nhân viên kế toán: 7%.
- Thất thoát hàng dó do hành vi gian lận của các nhân viên: 28%.
- Kẻ cắp bên ngoài: 38%.
Theo thống kê trên có thể thấy, tỉ lệ thất thoát sẽ phụ thuộc vào hơn 50% lỗi xuất phát từ nội tại cửa hàng, và chỉ có 38% là do tác nhân từ bên ngoài. Như vậy, cùng một lúc, người làm chủ phải chống cả “thù trong giặc ngoài”.
2. Thất thoát hàng hóa gây ra những hậu quả gì cho cửa hàng?
2.1. Doanh thu hao hụt
Khi bạn bị mất hàng hóa, số lượng hoặc bị giảm, hoặc sẽ hết. Trong trường hợp khách hàng hỏi mua mà bạn chưa kịp nhập hàng, bạn không còn hàng để bán cho khách, khách hàng rất dễ tìm đến một cửa hàng khác để mua sản phẩm tương tự.
Trường hợp bạn thống kê trong sổ sách là còn hàng và báo khách đến lấy, nhưng khi vào kho lấy hàng lại chẳng thấy đâu, cửa hàng sẽ bị mất uy tín trong mắt khách hàng. Hậu quả tưởng đơn giản nhưng lại rất nghiêm trọng.
2.2. Hao hụt hàng hóa
Khi bạn đã mở một cửa hàng, lượng hàng hóa bạn mua về là rất cao. Bạn không thể quản lý hết được tất cả mặt hàng cũng như số lượng hàng hóa mà bạn có thể có được, như vậy, việc thất thoát rất dễ xảy ra. Việc hao hụt số lượng hàng hóa sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận hàng kỳ của bạn. Khi số lượng nhập vào cao hơn số lượng bán ra thì chắc chắn bạn phải chuẩn bị sẵn sàng tâm lý đón nhận thua lỗ.
2.3. Ảnh hướng tới tinh thần đoàn kết nội bộ
Khi trong cửa hàng xảy ra mất cắp, để tránh hệ lụy, các nhân viên sẽ đổ lỗi cho nhau. Bên cạnh đó sẽ không tránh khỏi việc các nhân viên xào xáo, nghi ngờ lẫn nhau. Điều này mang lại dự báo không hề khả quan cho cửa hàng.
3. Khắc phục nỗi lo thất thoát trong cửa hàng bằng cách nào?
3.1. Đối với việc trộm cắp đến từ người ngoài
Khi xây dựng bất kỳ mô hình cửa hàng nào, bạn đừng quên lắp thêm cho cửa hàng đó một đôi mắt thần- chính là hệ thống camera an ninh. Hệ thống camera này sẽ trở thành người trợ thủ đắc lực của bạn, kể cả khi bạn không có mặt ở cửa hàng.
Bên cạnh đó bạn có thể lắp đặt thêm các phương tiện an ninh khác như cửa từ an ninh, gương chiếu hậu vào các góc khuất, tủ gửi túi trước khi vào cửa hàng….
3.2. Đối với công tác quản lý nội bộ cửa hàng
Để duy trì và xây dựng được cửa hàng của mình thì bạn cần phải xây dựng được công tác quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt. Luôn đảm bảo được 2 yếu tố:
- Kiểm soát được đúng số lượng hàng hóa thực tế trưng bày và tồn kho.
- Kiểm soát được nhân viên ở mọi lúc mọi nơi, tránh gian lận trong nội bộ cửa hàng.
Trong thời đại này, bạn có thể thoải mái chọn lựa cho mình những cách thức quản lý phù hợp để vừa kiểm soát được kho vừa quản lý được nhân viên bằng cách quản lý hàng hóa bằng excel, mỗi ngày đều kiểm tra hàng hóa lại một lượt trước mỗi ca của nhân viên và cuối ngày, đảm bảo luôn có mặt ở cửa hàng để quản lý nhân viên.
4. Lời kết
Xây dựng cửa hàng là một điều không hề đơn giản, quản lý cửa hàng lại càng có nhiều khó khăn. Bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng cho mình một vài típ nhỏ bỏ túi như trên để hạn chế những thất thoát trong quá trình quản lý, đảm bảo cửa hàng phát triển ổn định, bền vững.
Chúc bạn luôn thành công trong sự nghiệp Kinh doanh nhé!